TÂM LÝ TRẺ TUỔI THIẾU NHI

Phụ Huynh cần biết

TÂM LÝ TRẺ TUỔI THIẾU NHI (6 – 12 TUỔI)

Tâm lý trẻ tuổi thiếu nhi (6 – 12 tuổi) thay đổi cùng với sự phát triển về những đặc điểm giải phẫu sinh lý. Trọng lượng não đã bằng của người lớn, đặc biệt thùy trán rất phát triển. Do đó, các chức năng tâm lý bậc cao có cơ hội phát triển trong giai đoạn này.

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ TUỔI THIẾU NHI (6 – 12 TUỔI): 

– Hoạt động chủ đạo của trẻ giai đoạn này là học tập và vui chơi. Đây là giai đoạn rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ nên cần kết hợp hài hòa giữa chơi và học.

– Đời sống cảm xúc, tình cảm của trẻ tuổi thiếu nhi rất phong phú. Cơ bản là mang tính tích cực. Trẻ vui mừng vì tình bạn mới với bạn cùng lớp. Tự hào vì được vào Đội. Hãnh diện khi được giáo viên chủ nhiệm hoặc chỉ huy Đội giao cho công việc cụ thể.

Sự phát triển về chất trong trí nhớ của trẻ lứa tuổi này cũng thông qua học tập mà cao dần. Thông qua hoạt động học tập, trẻ biết ghi nhớ có chủ đích những gì được học; những quy tắc ứng xử; những chế độ sinh hoạt hàng ngày…

Tư duy của trẻ giai đoạn 6-12 tuổi này vẫn chủ yếu mang tính trực quan hành động. Tức là thông qua hành động tác động lên vật chất , mô hình, hình ảnh…để giải quyết các vấn đề.

VD: thời điểm này trẻ chưa thể tự nhẩm tính được, mà phải dùng que tính, ngón tay,…

Lứa tuổi này chưa có khả năng phân biệt các dấu hiệu. Chưa hiểu được bản chất của sự việc. Đến cuối tiểu học trẻ mới có thể khái quát được dấu hiệu, đặc điểm, bản chất của các đối tượng thông qua phân tích và tổng hợp bằng trí tuệ.

– Đối với học sinh, ý kiến của người lớn, đặc biệt của giáo viên, là cơ bản nhất, quan trọng nhất, và không được chống đối. Học sinh tiểu học thừa nhận uy tín tuyệt đối của giáo viên. Chúng hướng tới giáo viên vì nhiều nguyên cớ khác nhau. Trẻ có thể thổ lộ với giáo viên mọi lo lắng, mọi điều xảy ra trong gia đình. Nhờ giáo viên phân xử mọi xích mích với bạn bè. Bắt chước giáo viên từ cách cư xử đến động tác… Chính vì thế, hình ảnh người thầy có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục nhân cách trẻ. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ tuổi thiếu nhi.

RỐI NHIỄU TÂM LÝ TRẺ TUỔI THIẾU NHI (6-12 TUỔI) 

– Về vận động ngôn ngữ: trẻ có thể vụng đọc, bị nói lắp.

– Về tình cảm và quan hệ đối xử với người khác: Xuất hiện cảm giác lo âu, tự ti.

– Về trí tuệ: có thể xuất hiện việc trí nhớ kém, học sút, lưu ban.

-Về tính cách: một số trẻ có biểu hiện hung tính.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỐI VỚI TÂM LÝ TRẺ TUỔI THIẾU NHI (6-12 TUỔI) 

– Khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi đố vui để phát triển tư duy.

– Tổ chức hoạt động nhóm giúp trẻ tự tin và hòa đồng với bạn bè xung quanh.

Kết luận: Như vậy, điểm nổi bật trong tâm lý trẻ tuổi thiếu nhi (6-12 tuổi) là:. Trẻ tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên; Việc phát triển tư duy của trẻ dựa trên sự kết hợp giữa học và chơi. Đặc biệt, trẻ sẽ tiếp thu nhanh những kiến thức thông qua hình ảnh, đồ vật thực tế…Từ những tâm lý đó của trẻ giai đoạn học tiểu học mà người lớn có cách thức phù hợp để giáo dục trẻ

https://bacsydayroi.com/me-va-be/tam-ly-tre-tuoi-thieu-nhi-6-12-tuoi